CƯ SĨ GIỚI PHÁP (TÓM TẮT)
(2006)
(Tỳ-kheo Giác Giới)
I. Ý nghĩa:
U-bà-tắc, U-bà-di nghĩa là: người phụng sự,
người cận sự.
- Là người có niềm tin nơi Tam bảo.
- Trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo.
- Luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
Quả vị chứng đắc của cư sĩ
- Bốn quả vị (Tư-đà-hoàn, Tu-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán). Riêng quả
A-la-hán, khó có người chứng. Nếu có, cư sĩ khó giữ được thọ mạng lâu dài , hoặc
lập tức xuất gia; hoặc phải viên tịch niết-bàn ngay ngày hôm ấy.
Vai trò hộ pháp của cư sĩ
[Phật]
- Vững niềm tin đối với đức Phật, không hoài nghi sự giác ngộ của Phật.
- Tán dương đức Phật và hoan hỷ khi người khác tán dương đức Phật.
- Thường xuyên lễ bái đức Phật qua hình tượng Phật, xá lợi.
- Xây dựng đền tháp tôn thờ cảnh trang nghiêm và ủng hộ người khác cùng
làm.
[Pháp]
- Vững niềm tin đối với giáo pháp, có khả năng giúp chúng sanh hướng thượng
giải thoát.
- Hỗ trợ, cúng dường chư Tăng kết tập kinh điển, in ấn, mở trường Phật học
v.v…
[Tăng]
- Vững niềm tin nơi Tăng bảo (không vì một vài cá nhân mất lòng tin).
- Thường xuyên hộ độ, cúng dường các nhu cầu vật chất cho Tăng đúng nhu cầu,
đúng thời lúc.
- Đối xử Tăng chúng bằng sự kính trọng và nhu thuận (không làm phiền
Tăng; không sai bảo Tăng…)
Vai trò thừa tự pháp của cư sĩ
- Học hỏi giáo lý.
- Thức hành giáo pháp:
+ Không làm điều ác.
+ Thực hiện các việc lành: bố thí/ trì giới/
tu tiến/ cung kính/ phục vụ/ thính pháp/ nói pháp/ hồi hướng phước/ tùy hỷ phước/
chánh tri kiến.
+ Thanh lọc nội tâm: tinh tấn thiền định /
rèn luyện nội tâm / lọc sách phiền não.
- Duy trì Phật pháp:
+ Khích lệ, động viên, hoan hỷ con em xuất
gia.
II. Mười phước nghiệp cư sĩ nên làm:
- Tạo phước vật: 1. Bố thí 2. Hồi
hướng 3. Tùy hỷ
- Tạo phước đức: 4. Trì giới 5. Cung
kính 6. Phục vụ
- Tạo phước trí: 7. Tu tiến 8.
Nghe pháp 9. Thuyết pháp 10. Chánh tri kiến
Lợi ích của sự quy y:
1. Định hướng lý tưởng
2. Có động cơ thiết tha hành trì
3. Tôn kính, quy thuận Tam bảo à kết duyên lành cho kiếp
tương lai, gắn bó với lý tưởng giải thoát
à Nếu gặp được một vị Phật ta
sẽ dễ giác ngộ
4. Được phước thọ (sống lâu)/ an (bình an)/ quyền (có uy thế)/ danh (tiếng
tốt)/ sắc (sắc đẹp)/ trí (trí tuệ).
III. Bố thí (mục đích của bố thí):
1. Do yêu thương
2. Do bực ghét
3. Do dốt nát pháp
4. Do sợ
5. Do truyền thống
6. Do muốn sanh thiên
7. Do muốn an vui
8. Do muốn trang bị cho tâm cầu giải thoát, khiến tâm trong sách khỏi cấu
uế, xan tham (là bố thí cao quý nhất), quả báo được tài sản thánh nhân hoặc
thành tựu niết-bàn. Nếu còn tái sanh vẫn được tài sản trời, người.
Quả báo của bố thí:
- Bằng niềm tin: được giàu có/ xinh đẹp
- Tôn trọng: giàu có/ được người quy phục
- Hợp thời: giàu có/ các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ, đúng lúc
- Không miễn cưỡng: giàu có/ hưởng thụ với tâm thoải mái
- Không gây tổn hại mình và người [Vd: ăn cắp, ăn chặn. cướp đoạt của người
khác để bố thí]: giàu có/ giữ vững được tài sản, không bị phá sản bởi 5 nhà (lửa
– nước – vua – kẻ cướp – người thừa kế)/ “Mượn hoa cúng Phật” à quả báo nhận sự giúp đỡ hão huyền, hứa
suông, hời hợt.
- Được người thương yêu kính mến
- Được thiện tri thức giao hảo
- Danh thơm lan truyền
- Có tâm dạn dĩ, tự tại trước hội chúng
- Mạng chung, sanh thiên.
Trì giới:
Điều kiện phạm giới (Nếu thiếu 1 trong 5 điều kiện
cũng không gọi là phạm giới, mà gọi là bất tịnh giới hoặc đứt giới. Nhưng dù vậy,
không phạm giới không có nghĩa là không tạo nghiệp):
1.
Sát sanh: tự mình làm, bảo người khác làm
1.1.
Đối tượng bị hại là là sinh vật có thức tánh
1.2.
Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật
1.3.
Có tâm sát hại
1.4.
Hành động cố giết
1.5.
Đối tượng bị chết vì sự cố tình chết ấy
- Xúi giục, sai bảo, ép buộc người khác sát sanh mà người đó làm đúng
theo như thế
- Giết sinh vật càng lớn, nghiệp càng nặng
- Giết người có giới đức, phạm càng nặng
- Tự tử không phạm giới (vì là bản thân, không phải người khác), nhưng vẫn
bị đọa địa ngục
2.
Trộm cắp: tự làm, bảo người làm
2.1.
Vật bị lấy có chủ bảo quản
2.2.
Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (dù là của công cộng)
2.3.
Có tâm trôm cắp
2.4.
Cố sức lấy
2.5.
Vật đã bị đem đi khỏi dù chỉ 1 li do sự trộm
-
Trốn thuế
-
Bán thiếu, bán đồ giả
-
Kiện người mà người bỏ cuộc, mình lấy tiền của họ
-
Đùn đẩy, lường công, lợi dụng
-
Trộm đồ công cộng càng tội hơn
-
Trộm đồ người có giới đức càng tội hơn
3.
Tà dâm:
3.1.
Đối tượng là người không hợp pháp để quan hệ tình dục (như phụ nữ độc
thân còn chịu sự bảo hộ của cha mẹ, anh chị, bà con và phụ nữ có chồng)
3.2.
Có tâm muốn hưởng dục với người ấy
3.3.
Cố gắng hành động
3.4.
Đã hành động tình dục
4.
Nói dối:
4.1.
Câu chuyện không thật (có nói không, không nói có)
4.2.
Có tâm muốn nói sai
4.3.
Cố gắng nói sai
4.4.
Người nghe tin chắc lời nói dối đó
5.
Uống rượu:
5.1.
Thức uống là chất say
5.2.
Có tâm muốn uống (sử dụng)
5.3.
Cố sức uống chất say ấy (có ý thưởng thức)
5.4.
Đã uống chất say ấy dù là một giọt
Các pháp giúp giữ giới
1. Luyện tâm từ bi
2. Hành chánh mạng
3. Kềm giữ tâm đam mê, ham muốn dục trần, luôn thấy sự nguy hiểm của ngũ
trần
4. Sống trung thực
5. Chánh niệm tỉnh giác (sống có kiểm soát và nhận thức, ghí nhớ và suy niệm
để không dể duôi)
- Tu tập quán tưởng: quán niệm thể trược của thân, quán già – bệnh – chết,
quán vô thường khổ, vô ngã
- Tu tập tùy niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới,
niệm thiên
- Tu tập tứ niệm xứ càng cao thượng hơn: niệm thân, thọ, tâm, pháp
Quả phúc của sự trì giới:
+ Lợi ích chung:
- Nhờ sự không dể duôi mà được tài sản lớn
- Danh thơm đồn xa
- Dạn dĩ, ung dung giữa đại chúng
- Lúc chết không hôn mê
- Mạng chung sanh thiên
- (Được an lạc, tự tại, không hối hận, cắn rứt)
+ Không sát sanh: 23 quả phúc
1. Trường thọ
2. Thân không tàn tật
3. Ít bệnh
4. Thân hình vừa vặn
5. Thân thể xinh tốt
6. Tướng khoan thai cao ráo
7. Cử chỉ linh hoạt [Nếu phạm bị quả báo phạm giới sẽ bị cử chỉ chậm
chạp]
8. Bước chân đi dáng đẹp
9. Vẻ mặt tươi sáng
10. Tính tình nhu hòa
11. Tinh thần an vui
12. Dạn dĩ, dũng cảm [Nếu
phạm bị quả báo dễ giật mình, sợ hãi]
13. Nhiều sức mạnh [Nếu phạm bị quả báo dễ bị tai nạn lớn và nhỏ]
14. Nói năng bặt thiệp [Nếu phạm bị quả báo nói năng chậm chạp, không
rõ nghĩa]
15. Không bị quần chúng bắt nạt
16. Không kinh hoàng sợ hãi [Nếu phạm bị
quả báo dễ giật
mình, sợ hãi]
17. Không bị kẻ thù hãm hại
18. Không bị chết do người cố giết [Nếu phạm bị
quả báo thường
chết do tai nạn, bệnh tật]
19. Không có chuyện bực mình
20. Thân thể sạch sẽ
21. Có đông tùy tùng
22. Được thương mến
23. Không gặp cảnh sinh ly tử biệt
+ Không trôm cắp: có 11 quả phúc
1. Nhiều của cải [Nếu phạm bị quả báo nghèo khổ]
2. Thực phẩm đầy đủ
3. Kiếm được thực phẩm dễ dàng
4. Có được tài sản chưa có [Nếu phạm
bị quả báo không có được tài sản quý; không có tài sản riêng tư. Vd1: Mình được
sử dụng xe mà cha mẹ của người khác đứng tên. Vd2: Vì lý do nào đó, mình được ở
nhà đến hết đời, nhưng không được đứng tên]
5. Giữ vững tài sản đã có
6. Muốn gì được đó
7. Tài sản không bị tiêu hao do
thiên tai, hỏa hoạn, trôm cướp, bị tịch biên và do người thân
8. Có được tài sản không bị tranh
đoạt
9. Không biết và không nghe đến sự
“không có”
10. Ở đâu cũng được an vui
11. Dễ được tài sản siêu thế [Nếu phạm bị
quả báo địa ngục, không đắc thánh quả]
[7 thánh tài: Tín – Giới – Tàm – Quý – Văn (nghe chánh pháp) – Thí (lìa bỏ tất cả, không đắm trước) – Định – Tuệ]
+ Không tà dâm: 20 quả phúc
1. Không bị thù địch
2. Không bị ganh ghét
3. Không bị tai nạn do người hại
4. Ít bị xa lìa người thường
5. Được mọi người yêu thương
6. Được thân hữu quý mến
7. Sinh sống ăn - mặc - ở dễ dàng
8. Ngủ nghỉ được an vui
9. Thức giấc được an vui
10. Nằm ngồi chỗ nào cũng an vui
11. Sinh kế không khó khăn
12. Không dễ bực mình
13. Không sanh khổ cảnh
14. Không sinh làm người bán nam bán nữ
15. Tánh người nghiêm túc
16. Làm việc minh bạch
17. Tướng mạo uy nghi
18. Ngũ quyền (mắt, tai…) đầy đủ
19. Cái cổ không cúp (có oai phong)
20. Không gục mặt (có uy quyền)
*Trái với những điều trên:
1. Không được người tin tưởng
2. Làm người thấp hèn
3. Nghèo khổ
4. Làm thân nữ
5. Là người không thích sự minh bạch hay che giấu tội lỗi
6. Làm người tật nguyền, xấu xí
7. Bị bệnh đáng sợ
8. Sống xa người thân, mồ côi
+ Không nói dối: 14 quả phúc
1. Có ngũ quyền trong sáng
2. Lời nói thanh tao
3. Răng khít khao, đều đặn
4. Không quá mập
5. Không quá ốm
6. Không quá cao
7. Không quá thấp
8. Thừa hưởng xúc lạc
9. Miệng thơm như hoa sen
10. Lưỡi mỏng đỏ như cánh sen
11. Không câm ngọng
12. Được tùy tùng kính cẩn
13. Lời nói được tín nhiệm
14. Tâm trí không rối loạn
Ngược lại: tùy nhân tạo nghiệp nặng – nhẹ mà
bị quả báo tương ứng
1. Mặt mày tối tăm
2. Bị bệnh về răng
3. Bệnh về miệng (hôi miệng, lưỡi ngắn, môi trớt)
4. Nói ra không ai thích
5. Câm điếc bẩm sinh
6. Bị ngọng
7. Cơ thể bị thêm – bớt
8. Do trau chuốt chuyện không thật nên bị xấu xí, da dẻ sần sùi.
+ Không uống rượu: 15 quả phúc
1. Trí nhớ tốt, không bị lẫn lãng
2. Không bị điên khùng, đờ đẫn
3. Hiểu biết mau lẹ
4. Thành người đa trí
5. Làm người có tri thức
6. Hiểu biết điều nào lợi ích và không lợi ích
7. Không hoảng hốt
8. Không có sự bực bội
9. Không bị vu khống
10. Nói năng nghiêm túc
11. Siêng năng chăm chỉ
12. Trung thực
13. Liêm sỉ
14. Luôn an vui
15. Được kính nể
Ngược lại, quả báo nếu phạm: say rượu/ say
thuốc…
1. Uống rượu rồi sát sanh/ trộm cướp à phạm cả hai giới
2. Uống rượu rồi đi ngủ à phạm giới uống rượu và tà
dâm (vì thỏa mãn các dục lúc uống và ngủ)
3. Mất trí sẽ làm sai à mất cơ hội tu tập và chứng
thánh
4. Ngu dốt, khó nhớ dễ quên
5. Rất dễ và hay buồn ngủ
6. Vô ơn vì hay quên
7. Tà kiến, không biết hổ thẹn, không biết phân biệt tốt xấu
8. Bị câm điếc bẩm sinh (do nhân rượu vào lời ra)
9. Cơ thể nặng nề, hành vi chậm chạp, đờ đẫn
10. Rất hay buồn rầu, suy nghĩ tiêu cực (vì nhân uống rượu để tiêu sầu)
11. Rất dễ gặp tai nạn (do say gây tai nạn)
12. Rất hay nói nhiếu, nói nhảm, nói vô duyên, phạm tà ngữ nói dối, nói thô
tục, chia rẽ, thêu dệt (do rượu vào lời ra)
13. Rất dễ phạm giới, khó giữ giới
14. Thích và dám làm các việc ác
15. Đọa địa ngục
Thế nào gọi là giữ giới?
+ Tâm lý không sẵn sàng phạm 5 điều cấm; tâm lý bài
xích, tâm lý từ bỏ, từ chối phạm giới. Vd: tâm lý thanh tịnh khi công phu, nghe
pháp… là lúc đang giữ giới.
+ Tránh né hoàn cảnh, nơi chốn, các trường hợp phải thử thách giới hạnh. Vd: bớt
tiếp xúc để tránh nói chuyện phù phiếm, tránh đến những nơi làm ảnh hưởng đến
việc tu tập…
+ Vài trường hợp vô tham, vô sân và chánh kiến:
- Vô tham: không phải là không tham lam, mà là trạng thái tâm đối nghịch
với tham (là tâm từ bi, bố thí, xả bỏ)
- Vô sân: là trạng thái tâm đối nghịch với sân (tức tâm từ bi, mong cho
chúng sanh an vui, thương xót cho chúng sanh làm hại mình; cũng tức là sự kiểm
soát tâm sân của mình, không cho nó phát triển.
- Chánh kiến: là trạng thái tâm đối nghịch với tà kiến
1. Thấy biết, tin nhân quả, ngăn ngừa làm ác
2. Thấy biết vô thường - khổ - vô ngã để ngăn ngừa tạo ác
3. Chế ngự sự phạm giới bằng chánh niệm (kiểm soát tâm bất thiện; phòng hộ
6 căn; mọi sinh hoạt ăn – mặc - ở - làm việc v.v… đều đưa về mục đích tu tập
giác ngộ)
4. Chế ngự sự phạm giới bằng kham nhẫn (trước hoàn cảnh, con người xấu ác)
5. Chế ngự sự phạm giới bằng sự tinh tấn, nỗ lực tu tập
6. Chế ngự sự phạm giới bằng chánh mạng (nghề nuôi mạng chân chánh)
+ Không vi phạm của thân và khẩu
+ Nếu thường xuyên nghĩ nhiều đến giới và giữ giới sẽ
được phước rất lớn.
Lợi ích của việc giữ giới:
1. Giới điều khiển mọi hành động cho đúng đắn
2. Giới giúp chấm dứt mọi hành động ác. (Nếu biết mình phạm giới, phải sám
hối, hứa không tái phạm)
3. Giới giúp không bị lỗi lầm, không bị chê trách
4. Giới giúp có sự tàm (xấu hổ) và úy (ghê sợ tội lỗi). Biết mình phạm giới
thì sám hối, chứ không được dùng mọi lý lẽ biện minh, ngụy biện, lấp liếm hoặc
giấu giếm để hợp thức hóa tội lỗi của mình
5. Giới giúp không sợ hãi (đến nơi hoang vắng hoặc trước đông người)
6. Giới giúp tiếng lành đồn xa cõi người, cõi trời, được chư thiên bảo hộ.
7. Giới giúp được loài người và chư thiên thương mến
8. Giới giúp tuổi thọ, giàu sang, an vui, uy tín, sáng suốt
9. Giới giúp không hối hận à cận tử tâm an vui
10. Giới giúp có được tài sản lớn là quả cõi người, cõi trời và niết-bàn
11. Giới giúp làm sạch mọi ô nhiễm, thống khổ, thiêu đốt. Giới giúp dập tắt
ngọn lửa dâm dục, ác hại…
12. Giới giúp phẩm hạnh tốt đẹp, không bị lui sụt, gián đoạn mà liên tục
toàn vẹn, không bị hành động ác chi phối
13. Giới giúp nâng đỡ các biện pháp: giới càng vững, phước càng lớn
Ta làm phước mà không có giới, phước ít lại
mau tiêu hết.
Mình có giới, lại cúng dường cho tăng - ni có
giới những vật dụng thanh tịnh, phước càng lớn.
14. Giới giúp đoạn trừ lậu hoặc, giác ngộ, giải thoát
15. Giới giúp tâm không tán loạn lúc lâm chung à Nếu được sám hối, thọ giới lúc lâm chung,
tam sẽ trong sạch, an vui, sinh thiên, sinh nước Phật.